Trong mọi cuộc vui, làm sao thiếu vắng đi ly bia mát lạnh. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng bia khác nhau mà bia Tiger là một trong số những cái tên được nhiều dân nhậu yêu thích nhất vì vị ngọt và mùi thơm đặc trưng. Có bao giờ bạn thắc mắc thành phần của bia Tiger bao gồm những gì mà ngon như thế không? Nếu có thì hãy tiếp tục đọc bài viết này nhé. Bạn sẽ sớm tìm được câu trả lời ngay thôi.

Lịch sử hình thành của bia Tiger

Bia Tiger được gọi là niềm tự hào của châu Á bởi nó là đứa con do Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà máy bia Malaysia (viết tắt là ABP) của Singapore thành lập vào năm 1932.  Có một sự thật ít ai biết là Heineken (của Hà Lan) cũng là một trong những nhà sáng lập và từng nắm giữ trong tay 95% cổ phần của công ty mẹ Tiger. Đến năm 1990, công ty đổi tên thành Tiger như hiện nay.

Bia Tiger được sản xuất lần đầu tiên vào đầu những năm 1932
Bia Tiger được sản xuất lần đầu tiên vào đầu những năm 1932

Với mong muốn đẩy mạnh và phát triển hơn ở thị trường châu Á, Heineken đã mua lại toàn bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà máy bia Malaysia. Nhiều người lầm tưởng bia Tiger là hãng bia châu Âu chính là vì lý do này. Cũng nhờ sáp nhập vào tập đoàn lớn với công nghệ sản xuất bia nổi tiếng nên vị thế của bia Tiger đã cao hơn nhiều so với lúc trước. Thành phần của bia Tiger cũng có nhiều cải tiến và biến đổi để giúp hương vị thơm ngon hơn. 

Thành phần của bia Tiger gồm những gì?

Bia Tiger được làm từ 4 nguyên liệu chính là nước, mạch nha (malt), hoa bia (hoa houblon), men bia. Ngoài các nguyên liệu chính này còn có sự kết hợp của những thành phần khác nhau để tăng thêm hương vị và tạo ra sự khác biệt của bia Tiger so với những hãng bia khác. Đó có thể là gạo, yến mạch, kiều mạch, mật ong, syrup hoặc các loại thảo mộc (bạc hà, quế) và các loại trái cây.

Để làm nên hương vị thơm ngon thượng hạng, bọt bia sánh mịn mềm mại không quá to là nhờ công nghệ lên men khá phức tạp. Hơn nữa, những thành phần của bia Tiger còn được lựa chọn kĩ càng từ khâu nhập khẩu, phân loại, sơ chế và chế biến. Chúng được cấp giấy chứng nhận quốc tế về chất lượng an toàn thực phẩm đối với sức khỏe người tiêu dùng.

Nước

Có lẽ không cần nói thì ai ai cũng biết nước chiếm tỷ trọng lớn trong bảng thành phần làm ra bia. Đó là lý do mà một chai bia nhiều hơn một chai rượu. Nước chiếm từ 80 – 90% bia Tiger thành phẩm. Vì chiếm nhiều phần trăm nhất nên chất lượng nước là điều rất quan trọng, quyết định đến chất lượng bia có ngon hay không. Bia Tiger là hãng bia do công ty của Hà Lan sản xuất nên người tiêu dùng có thể yên tâm về mức độ tinh khiết.

Nước là thành phần quan trọng để sản xuất ra bia Tiger
Nước là thành phần quan trọng để sản xuất ra bia Tiger 

Nhà máy bia Tiger chỉ lấy nước ở độ sâu 75m tính từ mặt đất để đảm bảo nước nằm trong trạng thái tinh khiết nhất có thể, không làm ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu bia lâu năm được lòng những dân nhậu khắp cả nước. Ngoài ra, vì nước rất dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố khách quan của môi trường nên đội ngũ nhân viên của công ty sẽ thường xuyên lấy mẫu nước kiểm tra thử để phân tích.

Từ đó, sẽ đảm bảo chất lượng nước luôn đồng nhất giữa nhiều mẻ bia khác nhau để mọi chai bia đều có độ ngon và thơm tương đồng. Đối với các loại bia công nghiệp nói chung và bia Tiger nói riêng, nước dùng để nấu là nước được lọc bằng phương pháp thẩm thấu ngược pha chung với nước sản xuất đầu vào.

Từ đó giữ một số ion khoáng giúp men bia phát triển mà vẫn đảm bảo độ tinh thiết. Sau khi chắc chắn nguồn nước đã được đảm bảo chất lượng đưa vào quá trình sản xuất, chúng sẽ được kết hợp và đem đi ủ với những nguyên liệu khác theo công thức đặc biệt để tạo nên hương vị đặc trưng. Thậm chí, để người tiêu dùng có trên tay 1 chai bia Tiger, nhà máy phải tốn 504 giờ mới sản xuất được. 

Quả thật không lạ khi bia Tiger lại được nhiều người tiêu dùng yêu thích và lựa chọn như thế trong suốt nhiều năm qua. Nước là thành phần của bia Tiger không thể thiếu và đặc trưng của nguồn nước cũng ảnh hưởng nhiều đến đặc trưng hương vị của bia bởi vì trong nước có các loại khoáng chất. Theo những chuyên gia sản xuất bia, nếu dùng nước cứng (là loại nước chứa hàm lượng chất khoáng cao) sẽ cho ra loại bia có màu sẫm còn nước mềm sẽ phù hợp hơn nếu muốn sản xuất các loại bia sáng màu. 

>> Xem thêm:

Nước được dùng trong rất nhiều khâu khác nhau như dùng trong quá trình ngâm Malt và gạo, hồ hóa, đường hóa, lọc bã. Bên cạnh đó, nước còn là môi trường để xảy ra quá trình lên men và quá trình trao đổi nhiệt trong sản xuất bia nên đây có thể xem là thành phần quan trọng nhất. 

Để sản xuất ra chai bia Tiger chất lượng, nước cần đảm bảo những yếu tố sau:

STT Chi tiêu kiểm tra Yêu cầu
1 pH 6,5 – 7,5
2 Độ kiềm tổng TAC <= 4oF
3 Độ cứng tổng <= 5 oF
4 Độ đục <= 20NP

Mạch nha

Mạch nha (hay còn gọi là Malt) cũng là thành phần của bia Tiger. Đây là sản phẩm được tạo ra những loại hạt ngũ cốc (đại mạch, thóc, ngô, tiểu mạch) bằng cách ngâm trong nước để tạo điều kiện nảy mầm. Sau đó, mạch nha được đem vào lò sấy để đạt được độ ẩm nhất định. Các loại hạt ngũ cốc với sự kiểm soát chặt chẽ của điều kiện kỹ thuật sẽ tạo ra các enzym để chuyển hóa tinh bột có trong đường thành men.

Đại mạch cũng là nguyên liệu không thể thiếu
Đại mạch cũng là nguyên liệu không thể thiếu

Lúa đại mạch là loại mạch nha được sử dụng nhiều nhất để sản xuất bia bởi chúng rất dễ nảy mầm, cung cấp đủ lượng protein và tạo lượng lớn enzyme Hydrolase tự nhiên. Chúng được trồng và phát triển mạnh mẽ nhất ở Úc và châu Âu – nơi mà công ty mẹ của bia Tiger đang sản xuất. Những cánh đồng lúa mạch được chăm sóc theo tiêu chuẩn khép kín, kiểm duyệt nghiêm ngặt đảm bảo an toàn mà chỉ có công ty bia Tiger mới nắm rõ.

Cụ thể, quy trình sản xuất Malt của bia Tiger trải qua 3 giai đoạn: ngâm ủ, nảy mầm và sấy khô. Trong khi các enzyme được kính hoạt, chúng sẽ cắt protein và tinh bột thành acid amin đến mức độ nhất định. Bạn có biết vị đặc trưng của bia Tiger được làm ra từ gì không? Đó chính là việc malt bị thủy phân protein, tạo thành phức hợp giữ khí CO2.

Lý do nếu bạn thấy màu sắc của các loại bia Tiger khác nhau là ở chỗ các loại malt nếu được sấy ở nhiệt độ cao và thời gian dài sẽ tạo ra màu bia đậm. Malt là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho nấm men phát triển. Nó giữ vai trò quan trọng, quyết định trực tiếp đến hương vị và màu sắc đặc trưng của bia.

Hoa bia (Houblon)

Hoa bia cũng là thành phần của bia Tiger mà không thể nào thiếu được nếu muốn sản xuất ra chai bia Tiger chất lượng. Đây là một loại thực vật dạng leo cây, có khả năng sống lên đến 40 năm và dài trung bình khoảng 15m. Hoa bia có cả hoa đực lẫn hoa cái nhưng trong quy trình sản xuất bia, công ty Tiger chỉ sử dụng hoa cái chưa thụ phấn. 

Lý do cần hoa bia là vì chúng có khả năng tạo bọt và giữ bọt, tạo ra hương thơm đặc trưng và vị đắng dịu dễ chịu không quá gắt. Hơn nữa, chúng giúp  tăng độ kết dính,  giữ độ cân bằng, ổn định cho các thành phần sinh học có trong chai bia Tiger. Đồng thời, hoa bia còn có tính sát trùng cao, giúp kéo dài thời hạn sử dụng và bảo quản của bia lên nhiều lần.

Hoa bia giúp bia có mùi thơm và giữ được lâu nhờ tính sát trùng
Hoa bia giúp bia có mùi thơm và giữ được lâu nhờ tính sát trùng

Hoa bia là thứ vũ khí bí mật tạo nên men bia. Đây cũng là linh hồn của loại bia Tiger, giúp hãng có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường bia trong suốt thời gian qua. Nhà sản xuất có thể sử dụng hoa bia ở nhiều dạng khác nhau như cao hoa, hoa khô, hoa viên,… Giống hoa bia cũng chia làm nhiều loại, chủ yếu là nhóm hoa đắng (tỷ lệ acid alpha cao) và nhóm hoa thơm (tỷ lệ tinh dầu cao). Căn cứ vào chất lượng và cách sơ chế, trên thị trường có những chế phẩm khác nhau bao gồm:

  • Houblon cánh: Hoa được sấy khô sau đó được ép và bảo quản ở nhiệt độ lạnh (<10°C).
  • Houblon viên: Hoa houblon cánh đã được sơ chế, sấy, xay nghiền, loại bỏ tạp chất và ép thành viên sẽ tạo thành hoa houblon viên. Có 2 loại houblon viên: type 90 (từ 100kg hoa cánh thu được 90kg houblon viên) và type 45 (từ 100kg hoa cánh thu được 45kg houblon viên)..
  • Houblon cao trích ly: Có hàm lượng alpha acid cao (thường trên 30%). Vì thế nó được dùng để tạo vị đắng cho bia
  • Tinh dầu Houblon: Muốn tạo mùi thơm cho bia, nhà sản xuất Tiger sẽ cho hành phần này vào sau quá trình đun sôi để hạn chế bốc hơi.

Men bia

Bia là quá trình lên men nên trong thành phần của bia Tiger chắc chắn cũng không thể thiếu men bia. Đây là các loại vi sinh vật có lợi với tác dụng lên men đường, chuyển hóa đường từ hạt ngũ cốc để tạo ra cồn và khí CO2. Có 2 loại men bia chính là men nổi và men chìm. Dòng men nổi (Saccharomyces cerevisiae) được sử dụng nhiều trong sản xuất bia thủ công. Dòng men chìm (Saccharomyces carlsbergensis) được sử dụng trong sản xuất bia công nghiệp, trong đó có bia Tiger. Ở nhiệt độ thấp khoảng 10°C, các tế bào sẽ lắng xuống đáy thùng trong quá trình lên men.

Nếu thiếu men, bia không thể sản xuất được
Nếu thiếu men, bia không thể sản xuất được

Các chất làm trong

Bạn thấy đấy, không chỉ bia Tiger mà các loại bia công nghiệp khác có độ trong nhất định. Khi rót ra cốc, ta có thể nhìn thấy bọt khí nổi lên. Thứ giúp bia không bị dục là chất làm trong, nổi bật như thạch (thu được từ bong bóng cá), tảo Ireland, giê – la – tin, caragin (thu được từ tảo biển. Công ty sản xuất bia Tiger đã quy định thông số kỹ thuật để đảm bảo quá trình sản xuất bia chất lượng.

Nguyên liệu thay thế 

Như đã nói ở trên, lúa mạch không phải là loại cây có khả năng sống ở nhiều vùng khí hậu. Có những nơi không đảm bảo điều kiện để chúng phát triển nên cần sử dụng các nguyên liệu thay thế. Có hai dạng nguyên liệu thay thế là dạng hạt và dạng đường. Về nguyên liệu dạng hạt, gạo tẻ, ngô, tiểu mạch là loại ngũ cốc được dùng nhiều nhất. Chúng cũng được ươm mầm, sấy khô rồi đem đi nghiền mịn để trộn với bột Malt. Trung bình, nhà sản xuất sẽ thay thế 30%.

Đường mía cũng là nguyên liệu thay thế trong quy trình sản xuất bia
Đường mía cũng là nguyên liệu thay thế trong quy trình sản xuất bia

Ngoài nguyên liệu dạng hạt, nguyên liệu thay thế dạng đường hoặc bán thành phẩm từ đường sẽ được bổ sung trực tiếp trong quá trình nấu hoa bia. Những loại đường được dùng nhiều nhất là siro tinh bột, đường Invertaza, đường mía và đường củ cải, đường thủy phân Glucoza. Những nguyên liệu này không được vượt quá 20% lượng thay thế.

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn chi tiết và hiểu rõ hơn các thành phần của bia Tiger. Để làm nên hương vị đặc trưng và giữ vững thương hiệu trong thời gian dài quả thật là không dễ dàng. Hẹn gặp bạn trong những bài viết hay ho khác của Bia Tiger nhé!